Bất hợp lý danh hiệu 'cử nhân, kỹ sư thực hành'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu thực hiện một số nội dung liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và việc thực hiện xây dựng các công trình, công sở cơ quan Nhà nước.Đối với các dự án, công trình, trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, trung tâm hội nghị cấp huyện, trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, cấp xã, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu tạm dừng việc chuẩn bị đầu tư, cho chủ trương đầu tư mới, hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.Đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng chưa khởi công xây dựng thì tạm dừng thực hiện. Các dự án khác vẫn tiếp tục đầu tư theo kế hoạch.Như vậy, theo văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì các dự án, công trình đang xây dựng dở dang như trụ sở UBND H.Hoằng Hóa, trụ sở UBND TT.Hà Trung (H.Hà Trung)… vẫn tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện để tránh lãng phí.Một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng UBND H.Hoằng Hóa cho biết sau khi có văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì huyện này sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng để hoàn thành công trình trụ sở UBND huyện, khi công trình này đến nay đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây dựng.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu kể từ ngày 7.3, thực hiện việc tạm dừng tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, xin chủ trương kiện toàn, bổ sung lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh.Tạm dừng việc tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiện toàn, bổ sung cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư cấp huyện, cấp xã cho đến khi hoàn thành tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp và các đơn vị.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau coi vướng mắc của doanh nghiệp là của chính mình
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.
Quán mì ở TP.HCM trong phim Mai của Trấn Thành: 40 năm qua lần đầu bán hết sớm 4 tiếng
Khác với bóng đá nam vốn chật vật tìm kiếm sự khẳng định ở sân chơi SEA Games trong suốt nhiều năm, đội tuyển nữ Việt Nam lại "no nê" vinh quang với 8 HCV, trong đó có 4 HCV liên tục từ SEA Games 29 đến nay.Các học trò của HLV Mai Đức Chung duy trì vị thế thống trị nhờ tổng hòa nhiều yếu tố: chất lượng đội hình đồng đều qua nhiều thế hệ với chiến lược tiếp nối hợp lý, lối chơi ổn định nhờ phương pháp huấn luyện phù hợp, cùng kinh nghiệm đối phó với biến động và nghịch cảnh ở đấu trường Đông Nam Á.Điều này được chứng minh ở thành tích ổn định của Huỳnh Như cùng đồng đội trong 8 năm qua. Tính từ SEA Games 29 (năm 2017) đến kỳ SEA Games gần nhất (năm 2023), đội tuyển nữ Việt Nam chỉ thua duy nhất 1 trong 12 trận đã đấu, đồng thời thắng tới 5 trong số 6 trận bán kết và chung kết gần nhất trong 90 phút (chỉ có trận chung kết SEA Games 30 với Thái Lan là bị kéo vào hiệp phụ).Việc duy trì thành tích ổn định ở SEA Games giúp đội tuyển nữ Việt Nam có nền tảng tinh thần tốt, giúp các cầu thủ hướng tới những bệ phóng lớn hơn. Học trò HLV Mai Đức Chung đã quen chuyện "năng nhặt chặt bị", gom góp niềm tin và sức bật từ những sân chơi nhỏ để bước dần đến đấu trường lớn hơn. Từ vinh quang ở SEA Games, toàn đội đã tiến ra châu Á, rồi giành quyền dự sân chơi thế giới theo một lộ trình lớp lang, bài bản hơn nhiều so với các kình địch trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Myanmar.Câu hỏi đặt ra là: đội tuyển nữ Việt Nam đã dự World Cup, vậy chúng ta còn cần SEA Games? Câu trả lời là vẫn cần. Bởi ở môn bóng đá nữ, khi số trận đấu và giải đấu (cả trong nước lẫn quốc tế) ít hơn nhiều so với bóng đá nam, mọi giải đấu đều rất quan trọng để thôi thúc cầu thủ tiến bộ.Sau năm 2024 trầm lắng vì không có giải đấu quốc tế nào, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ bận rộn hơn trong năm nay với SEA Games 33, AFF Cup 2025 cùng vòng loại Asian Cup 2026. Guồng vận động này là cơ hội để thầy trò HLV Mai Đức Chung tái cấu trúc đội hình, từng bước đôn lứa trẻ lên thế chỗ đàn chị để nhào nặn nên thế hệ mới.Và như đã nói ở trên, mọi giải đấu đều có giá trị với đội tuyển nữ Việt Nam cả trên khía cạnh vinh quang, kinh tế lẫn vốn kinh nghiệm để một lần nữa tiến ra "biển lớn" châu Á và thế giới.Khoảnh khắc Sarina Bolden bật cao đánh đầu ghi bàn giúp đội tuyển nữ Philippines hạ chủ nhà New Zealand tại World Cup 2023 (mang về chiến thắng đầu tiên trong lần đầu dự World Cup của nữ The Azkals), người Philippines đã hưởng trái ngọt của chính sách nhập tịch.Đội tuyển nữ Philippines từng bị kìm kẹp dưới "kiềng ba chân" Việt Nam, Thái Lan và Myanmar trong gần hai thập kỷ, cho đến khi liên đoàn bóng đá nước này đưa ra quyết định táo bạo: nhập tịch cầu thủ.Quan điểm rất rõ ràng, là thay vì tự đào tạo cầu thủ trong nước, Philippines sẽ tận dụng nguồn cầu thủ Phi kiều (có bố hoặc mẹ là người Philippines) hiện thi đấu ở Mỹ và châu Âu. Đồng nghĩa, Philippines "nhờ" các nền bóng đá phát triển phát hiện và đào tạo hộ ngọc quý, rồi gọi về để sử dụng ở cấp độ đội tuyển.8 năm qua, đội tuyển nữ Philippines bay cao trên đôi cánh nhập tịch. "The Azkals" vô địch AFF Cup 2019 nhờ thắng đậm Thái Lan và Việt Nam, lọt vào bán kết Asian Cup 2022, dự World Cup 2023 rồi giành 1 chiến thắng ở vòng bảng. Đó là đẳng cấp cao nhất bóng đá nữ Đông Nam Á từng chạm đến. Tại World Cup 2023, 18 trong số 25 cầu thủ nữ Philippines mang nửa dòng máu Mỹ hoặc châu Âu. Đây là "vũ khí" Philippines dự kiến mang tới SEA Games 33, vốn là đấu trường duy nhất còn lại đội bóng này chưa chạm đến.Nhưng, không chỉ có Philippines, các đội nữ khác như Indonesia, Campuchia bắt đầu chạm đến "suối nguồn" nhập tịch. Indonesia bước đầu gọi về những cầu thủ gốc Hà Lan với thể hình và sức bật ấn tượng, tương tự là Campuchia với ít nhất 3, 4 cầu thủ nhập tịch ở AFF Cup nữ 2024. Với những "cây sào" đến từ châu Âu, những đội Đông Nam Á đang hy vọng gia cố sức mạnh để hướng tới World Cup. SEA Games sẽ là điểm khởi đầu của giấc mơ ấy.Cũng đừng quên đội tuyển nữ Thái Lan trong vai chủ nhà. "Voi chiến" đã tận dụng SEA Games 31, 32 để thử nghiệm lứa cầu thủ trẻ. Cuối năm nay là thời điểm lứa mới của Thái Lan chín muồi. Cùng chờ xem, đội tuyển nữ Việt Nam có vượt qua từng ấy khó khăn để giữ được ngôi hậu Đông Nam Á hay không!Nói về chuyện đội tuyển nữ Việt Nam có thể dùng cầu thủ Việt kiều, HLV Mai Đức Chung chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Tôi hy vọng các cầu thủ Việt kiều tài năng có thể cống hiến cho đội tuyển. Nếu có họ, đội sẽ mạnh hơn, chất lượng và giàu tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, họ cần phải có quốc tịch Việt Nam trước đã. Khi các cầu thủ Việt kiều đã có quốc tịch, tôi sẽ gọi họ lên đội để thử chân".Bóng đá nữ Việt Nam từng có trường hợp cầu thủ Việt kiều về nước thử thách, đó là bộ đôi chị em Chelsea Lê và Kyah Lê cách đây 5 năm. Cả hai có những buổi đá tập cùng U.20 Việt Nam. Phóng viên Báo Thanh Niên đã ghi lại một số khoảnh khắc thi đấu của hai chị em để gửi HLV Mai Đức Chung. Đáp lại, ông Chung khẳng định cả hai có tố chất, năng lực và hy vọng gia đình tạo điều kiện cho cả hai về nước thi đấu. Dù vậy sau đó do ưu tiên việc học, nên Chelsea Lê và Kyah Lê đều đã lỡ hẹn.
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
CSGT TP.HCM phạt xe ôm công nghệ, shipper vì dùng điện thoại khi lái xe: Mưu sinh phải đúng luật
Cụm đèn pha Honda Air Blade và Honda Vario